Nhận định Cách Chơi Cờ Người – Trã² Chæ¡I Dã¢N Gian

Nhận định Cách Chơi Cờ Người – Trã² Chæ¡I Dã¢N Gian là ý tưởng trong content bây giờ của Thủy hử chi mộng. Tham khảo bài viết để biết đầy đủ nhé.

Trong các bộ môn thể thao trí tuệ truyền thống thì có lẽ cờ tướng là môn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất. Bên cạnh việc chơi cờ tướng thông thường người xưa đã sáng tạo nhiều trò chơi dân gian dựa trên cờ tướng như bài tam cúc hay cờ người. Trong bài viết hôm nay của au3d.vn chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trò chơi cờ người là gì? Cách chơi ra sao? Cùng những câu chuyện xoay quanh trò chơi này nhé!

Cờ người là gì?

Những tháng đầu năm âm lịch tháng 1,2,3 tại Việt Nam là tháng của những lệ hội cổ truyền. Trong các lễ hội cổ truyền rất nhiều trò chơi truyền thống được tổ chức trong đó có cờ người. Cờ người được xây dựng dựa trên luật chơi cờ tướng, điều khác biệt là cờ người sử dụng người thật để thay thế cho các quân cờ, bàn cờ thường là một khu đất rộng bằng phẳng trên đó có vẽ bàn cờ tướng tiêu chuẩn.

Đang xem: Cách chơi cờ người

Cờ người trong văn hóa bắc bộ

Cờ người có thể bắt gặp ở lễ hội ở cả 3 miền bắc, trung, nam tuy nhiên mỗi miền có nét đặc sắc và độc đáo riêng. Ở miền bắc để thay thế các quân cờ trên bàn cờ sẽ là 16 nam và 16 nữ, trang phục của họ sẽ thay đổi dựa theo quân cờ mà họ đóng vai (VD: tướng đội mũ soái, mặc triều phục có lọng che chân đi hài. Sĩ mặc triều phục của quan văn đội mũ cánh chuồn…), phía trước và phía sau ngực áo sẽ ghi tên quân cờ bằng tiếng trung. Theo truyền thống thì 32 người tham gia phải là các nam thanh nữ tú, xuất thân từ các gia đình nề nếp, ngoại hình đẹp và đồng đều, đặc biệt 2 tướng của 2 bên phải là 2 người có ngoại hình nổi bật nhất.

*

Một ván thi đấu cờ người

2 người chơi khi tham gia thi đấu sẽ đứng trực tiếp trên sân, mặc quần áo truyền thống, thắt đai với 2 màu khác nhau (đỏ, đen…), tay cầm cờ đuôi nheo để điều khiển các quân cờ di chuyển, ngoài sân sẽ có một, trọng tài, 1 người bình cờ và đọc các nước đi, 1 người đánh trống tạo không khí và thúc dục những người tham gia thi đấu. Một số vùng phía ngoài sàn đấu sẽ bố trí một bàn cờ để di chuyển theo diễn biến trên sân phục vụ những người đến theo dõi.

Cờ người đặc sắc ngay từ khi trận đấu chưa bắt đầu, trong màn giới thiệu và chào sân 32 người tham gia sẽ múa cờ trong tiếng nhạc truyền thống và di chuyển vào sân theo vị trí đã được xác định từ trước. Sau khi bàn cờ được xắp xếp xong 2 đấu thủ sẽ tiến hành chào sân, giới thiệu mình với những người có mặt trên sân. Khi thi đấu, đấu thủ cầm quân đỏ sẽ đi tiên và cầm quân đen sẽ đi hậu. Mỗi nước đi quân cờ khi nhận lệnh di chuyển sẽ biểu diễn một điệu múa tương ứng trước khi đi tới ví trị được chỉ định.

Cờ người trong văn hóa nam bộ

Đối với khu vực miền nam đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh thể loại cờ người được yêu thích nhất là cờ người kết hợp với võ thuật. Vẫn là 32 quân cờ trong trang phục truyền thống, tay cầm binh khí tương ứng với từng quân cờ, một bên xanh và một bên đỏ nhưng điều đặc biệt là khi di chuyển các quân cờ sẽ biểu diễn võ thuật bằng các bài quyền cước, binh khí. Đặc biệt khi ăn quân các quân cờ sẽ di chuyển ra sông và tiến hành giao đấu bằng quyền cước hoặc binh khí trong tiếng trống dồn dập thúc dục bên ngoài sân.

Xem thêm: Katarina Mùa 11: Bảng Ngọc Bổ Trợ, Cách Chơi Katarina Top, Bảng Ngọc Và Cách Lên Đồ Katarina Build Mùa 11

*

Một ván đấu cờ người võ thuật tại Quy Nhơn

Trước năm 1987 khi chơi cờ người những người tham gia đóng vai các quân cờ chỉ biểu diễn các động tác võ thuật chiếu lệ như trong nghệ thuật tuồng, chèo. 2 danh thủ Lê Thiên Vị và Quách Anh tú đưa ra ý tưởng về việc kết hợp võ thuật thực sự vào bộ môn cờ người, theo họ 32 người tham gia đóng thế phải là những võ sinh có đẳng cấp nhất định để thể hiện những bài quyền cước, giao đâu một cách chân thật và sống động. Ý tưởng này được 2 HVL tới từ môn phải Bình Định sa long cương và Võ lâm tân khánh bà trà Lê Văn Vân và Hồ Tường đưa vào thực tiễn.

Buổi biểu diễn đầu tiên được thực hiện tại nhà văn hóa thanh niên của thành phố trong dịp lễ đầu xuân năm 1987. Khi ấy 32 người tham gia đều là các võ sinh đã tham ra tập luyện võ thuật hơn 8 năm cùng quá trình tập luyện gian khổ đã tạo nên một buổi trình diễn khác biệt và vô cùng ấn tượng tạo nên tiếng vang lớn. Sau thành công đó liên tiếp là các lời mời biểu diễn tới với đội cờ của 2 võ sư trong các năm sau đó. Tuy nhiên có một điểm hạn chế ở cờ người võ thuật là thường phải đi theo các ván cờ định trước chứ không phải là các ván cờ diễn ra trực tiếp vì nó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ lượng trước khi biểu diễn. Những bình luận sắc sảo của các danh thủ Quách Anh Tú và Lê Thiên Vị hay Hoàng Đình Hồng cũng góp phần rất lớn vào thành công của cờ người võ thuât.

Điểm đặc sắc của cờ người võ thuật là càng về cuối trận đấu thì các màn biểu diễn võ thuật càng trở nên đặc sắc hơn, máu lửa, dồn dập và dữ dội hơn. Do đó những người đóng vai các quân cờ như tướng, tượng, sĩ là những người giỏi võ nhất, múa võ đẹp nhất vì đây là những quân cờ thường tồn tại đến cuối ván đấu. Khi về cuối trận tướng của 2 bên sẽ có những màn biểu diễn tả xung, hữu đột, thể hiện những ngòn đòn võ thuật độc đáo để thoát thân khi bị dồn vào thế bí.

*

Một Cảnh Đấu Võ Trong Cờ Người Võ Thuật

Nhờ tính trí tuệ kết hợp với nghệ thuật biểu diễn mà cờ người võ thuật rất thu hút người xem đặc biệt là trong các dịp đầu xuân. Đội cờ người của võ sư Hồ Tường đã được mời đi khắp các tỉnh miền nam để biểu diễn trong các lễ hội. Hiện nay từ một đội cờ đầu tiên võ sư Hồ Tường đã thành lập thêm 3 đội nữa do các đệ tử của ông phụ trách nhằm phục vụ nhu cầu xem cờ người võ thuật của nhân dân các tỉnh phía nam.

Xem thêm: Cách Chơi Druid Diablo 2 – Diablo 2 Druid Builds: An Overview

Trong không khí náo nức của những lệ hội mùa sân những sàn đầu cờ người góp phần tô điểm thêm nét đẹp của văn hóa truyền thống. Cờ người là trò chơi thể hiện rõ nét trí tuệ và bản sắc của dân tộc Việt với dấu ấn rõ nét của nghệ thuật diễn sướng dân gian với các màn biểu diễn võ thuật hay múa cổ truyền. Không chỉ mang lại cho người tham gia và người xem những phút giây giải trí cờ người còn thể hiện cho tinh thần thể thao mạnh mẽ của dân tộc ta.

Trên đây chúng ta đã cùng au3d.vn tìm hiểu về một trong những bộ môn cờ truyền thống, một trong nhứng nét đẹp của văn hóa độc đáo dân tộc Việt. Hãy cùng chờ đợi những bài viết hấp dẫn tiếp theo tại au3d.vn và đừng quên tham gia chơi cờ online tại au3d.vn!