Nhận định Các Cách Chơi Chữ Trong Sách Báo (Báo Hoa Học Trò, Thiếu Niên Tiền Phong

Sự thật về Các Cách Chơi Chữ Trong Sách Báo (Báo Hoa Học Trò, Thiếu Niên Tiền Phong là ý tưởng trong nội dung bây giờ của chúng tôi. Theo dõi content để biết chi tiết nhé.

2- Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

3- Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?

Gợi ý:

1 – Với bài ca dao trên, từ lợi được lặp lại ba lần, tuy vậy nghĩa của chúng lại khác nhau.

Đang xem: Các cách chơi chữ trong sách báo

– Từ lợi trong câu ca dao: “Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?” có ý nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

– Hai từ lợi còn lại trong câu “Lợi thì có lợi nhưng răng không còn” có nghĩa chĩ một bộ phận của cơ thể con người: răng lợi.

2 – Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm của từ ngữ.

3 – Việc sử dụng từ như thế có tác dụng gợi ra một liên tưởng bất ngờ, tạo nên một sắc thái dí dỏm, hài hước và có ý nghĩa mỉa mai.

II. CÁC LỐI CHƠI CHỮ

Câu hỏi: Ngoài lối chơi chữ như đã dần ở mục I, còn có những lô’i chơi khác. Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ ở các câu trong SGK, tr. 164.

Gợi ý:

– Lối chơi chữ trong câu:

“Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương”.

Tác giả đã dùng lối nói trại (gần âm): “ranh tướng”, thường nói là “danh tướng”.

– Trong VD’:

“Mênh mông muôn mầu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”.

Tác giả đã dùng lối chơi chữ bằng cách điệp phụ âm đầu (tất cả đều dùng phụ âm m).

– Trong VD: Con cá đối bỏ trong cối đá.

Xem thêm: Cách Chơi Clinkz Trong Dota 2: Clinkz, Mini Guide Dota 2: Clinkz

Con mèo cái năm trên mái kèo,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

Tác giả dân gian đã dùng lối nói lái đế chơi chữ: cá đối- cối đá; mèo cái – mái kèo.

– Trong VD:

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng

Mời cô, mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.

Tác giả Phạm Hổ đã dùng biện pháp chơi chừ bằng cách sử dụng các cặp từ trái nghĩa: sầu riêng- vui chung.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Đọc bài thơ tr. 116 (SGK) và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ?

Gợi ý:

Bài thơ trên đả gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc vì tác giả đã sử dụng lối chơi chữ bằng cách mỗi câu thơ đều nhắc đến tên và một đậc điểm của một loài rắn. Điều này được thế hiện qua hàng loạt các từ ngữ: liu diu, rắn, hổ lửa, ráo, lằn lưng, trâu lỗ, hổ mang.

Bài tập 2. Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gùi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không ?

– Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

– Bà đồ Nửa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Gợi ý:

Các tiếng chỉ các sự vật gần gũi trong các câu trên gồm:

– Thịt – mờ, dò (giò) – nem chả

– Nứa – tre – trúc – hóp.

Bài tập 3. Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo (VD: Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Văn nghệ…)

Gợi ý:

BT này HS tự sưu tầm trên các báo đã nêu trên.

Xem thêm: Tai Game Subway Surfers Mod Apk 2, Tai Game Subway Surfers

Bài tập 4. Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ để tỏ lòng cảm ơn. Trong bài thơ này, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

Gợi ý: 

Với bài thơ trên, Bác Hồ đã thế hiện lòng biết ơn chân thành với bà Hằng Phương, đồng thời gieo vào lòng người đọc niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khố của nhân dân ta. Trong bài thơ này, Bác đã dùng biện pháp chơi chữ băng cách sử dụng hiện tượng đồng âm: cam (cam chĩ quả cam). Từ đó tác giả đã liên tưởng tới niềm vui (cam lai đối lập với nỗi khổ, vất vả), nghĩa là hết đắng cay sẽ lại đến ngọt bùi, hết những ngày tháng gian khố lại có những ngày tháng vui sướng, hạnh phúc. Điều đó đã tạo nên sự liên tưởng bất ngờ và thú vị cho bài thơ.